

1. Cây lúa: Theo kết quả phân tích của FAO: Để thu được 5 tấn thóc/ha/vụ, cây lúa cần hấp thụ 250 kg Silic. Vì vậy trong quá trình trồng lúa chúng ta cần thiết phải bổ sung Silic vì Silic rất quan trọng đối với cây lúa, nó là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng để hình thành các tế bào trên cây và vỏ của hạt lúa, đồng thời tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây và giải phóng P, K trong đất giúp tăng khả năng sử dụng P, K.
Khi bổ sung đầy đủ Silic, cây lúa sẽ đứng thẳng, giúp tăng khả năng quang hợp, làm cứng cây, các tế bào có thành dày sẽ ngăn cản sự xâm nhập từ nấm hoặc sâu bệnh. Trong giai đoạn sinh sản, Silic được ưu tiên chuyển vào lá đòng và 2 lá công năng. Cây lúa là loại cây yêu cầu lượng Silic rất cao. Do đó, nếu bị gián đoạn Silic ở giai đoạn này sẽ rất bất lợi cho khả năng tạo số lượng hoa. Đây chính là yếu tố làm tăng số hạt trên bông lúa.
2. Cây mía: Lượng Silic yêu cầu tối thiểu là 1% chiếm trong lá mía (trọng lượng khô của lá). Khi lá mía chỉ đạt 0,25% Silic thì năng suất mía sẽ bị giảm đi một nửa. Lá mía bị cháy nắng, vàng úa...là biểu hiện của sự thiếu hụt silic trong lá.
3. Cà chua, Dưa leo, Dâu tây, Đậu nành: Nếu thiếu Silic sẽ làm giảm mạnh năng suất trái và gây ra dị hình trái, các lá phát triển sớm, héo, lão suy sớm, khả năng sống sót của hạt phấn bị suy giảm, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn và không có sự hình thành trái.
4. Nhóm cây 2 lá mầm: Silic làm tăng hiệu lực sinh lý của kẽm (Zn), chống lại sự thiếu kẽm-cảm ứng hình thành độc tố do phospho. Nếu Silic hữu hiệu thấp (Silic hòa tan thấp) sẽ giảm sự kết hợp Phosphat vô cơ vào ATP và ADP. Silic thấp là nguyên nhân giảm hàm lượng lignin ở thành tế bào, gây nên sự giảm hợp chất phenol. Silic ảnh hưởng đến hàm lượng và sự biến dưỡng polyphenol và tương tác với các thành phần khác của thành tế bào qua liên kết pectin và polyphenol. Polyphenol là thành phần giúp cây chống lại sự xâm nhiễm nấm.
5. Cotton (cây Bông): Trong giai đoạn sớm của sự kéo dài sợi cotton đòi hỏi hàm lượng Silic khá cao (0,5% trọng lượng lá khô), sau đó sẽ giảm trong quá trình tích tụ cellulose...
(Trích tài liệu khoa học)