PHÂN BÓN
KỸ THUẬT CÂY TRỒNG
CHẤT KẾT DÍNH BỔ SUNG TRUNG VI LƯỢNG TRONG PHÂN BÓN
BENTONITE Khoan cọc nhồi
SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI
thông tin liên hệ
Mô tả chi tiết
Silic ngăn chặn các bào tử nấm bệnh đi sâu vào sâu bên trong, silic giúp tế bào cứng, khu trú vết bệnh, liên tục sản sinh tế bào mới. Silic giúp phát huy tác dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu dụng hơn, sau khi khu trú vết bệnh Silic hóa lỏng tạo thành lớp keo bao phủ bề mặt lá, ngăn cản bào tử nấm xâm nhập vào sâu bên trong, thuốc BVTV không bị thất thoát qua các kẽ lá, tập trung tiêu diệt nấm bệnh triệt để. Do vậy, cây bón Silic sẽ ít lây nhiễm bệnh và khỏe nhanh hơn các cây trồng không dùng Silic.
1.CHỨC NĂNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY ỚT
Nitơ (N) góp phần vào sự phát triển sinh dưỡng của cây ớt. Điều quan trọng là cây khi đến giai đoạn ra hoa sẽ phát triển quả. Các cây sẻ biểu hiện tích cực bằng cách tăng số lượng hoa và quả với nồng độ nitơ cao hơn mức thông thường đối với các cây trồng khác.
Phốt pho (P) cần thiết cho sự phát triển bình thường của rễ và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt). Cần có lượng phốt pho cao để chuẩn bị trong qúa trình bón lót. Thiếu lân trong đất sẽ làm phát triển các cành nhỏ và ngắn, nhiều chồi không phát triển và ít quả.
Kali (K) mức độ thích hợp giúp tăng cường sự tích tụ carbohydrate và khả năng chống lại nhiệt độ thấp và bệnh tật. Thiếu kali làm chậm tốc độ sinh trưởng của cây ớt.
Silic (Si) Tăng cường hiệu quả hấp hút dinh dưỡng, sự trao đổi chất của thực vật, khả năng chống côn trùng và bệnh tật do nấm, tăng chất lượng sau thu hoạch, lượng silic dồi dào giúp thực vật kháng lại sâu hại và một số chủng nấm ký sinh hiệu quả.
Magie (Mg) Tham gia quá trình tổng hợp diệp lục của lá, đóng vai trò trung tâm diệp lục
Boron(B) Hình thành vách tế bào. Sự nảy mầm và kéo dài của ống phấn.
Tham gia vào quá trình chuyển hóa và vận chuyển đường.
Tham gia vào quá trình chuyển hóa và vận chuyển đường.
Canxi(Ca) Xây dựng chính trong thành tế bào, đóng vai trò hình thành cấu trúc tế bào thực vật bao gồm thân, lá và quả.
2.BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT
Điều kiện phát triển tốt cho cây ớt :
- Loại đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, nhiều hữu cơ.
- pH đất tối ưu từ 6.5 – 7.5
- Mật độ trung: 35.000 cây/ ha
Giai đoạn
|
Thời gian
(từ ngày trồng) |
Kg/ ha
(tổng lượng dinh dưỡng khuyến nghị theo giai đoạn )
|
||
N
|
P2O5
|
K2O
|
||
Bón lót
|
Trước trồng
|
15-20
|
100-120
(ưu tiên bón lót)
|
18-20
|
Ra hoa
|
40
|
25-30
|
|
45-50
|
Hoa- quả
|
30-40
|
|
45-50
|
|
Thu hoach lần 1
|
70
|
40-50
|
|
35-40
|
Thu hoach lần 2, 3 |
40-50
|
|
35-40
|
Bảng 1: tổng lượng dinh dưỡng khuyến nghị theo giai đoạn cây ớt
Ngày
|
Giai đoạn sinh trưởng
|
Áp dụng ( 1000m2)
|
Trước trồng
|
Bón lót
|
100-120 kg NPK Silic 15.5.10.10 Silic Silicamon 8 Quả Đào 15 kg
|
14
|
||
40
|
Ra hoa -đậu trái
|
25-30 kg NPK Silic 15.5-10.10
|
500g Silic-Bo tổng hợp phun qua lá
|
||
70
|
Thu hoach
|
40 kg NPK Silic 15-5-10-10
|
Kết hợp Silic-Bo phun qua lá giúp tăng cường đậu trái , chống rụng hoa và thối trái.
|
Bảng 2: Quy trình phân bón cho cây ớt (căn cứ chỉ số theo bàng 1)
Phương pháp bón:
-
Bề mặt vị trí bón tơi xốp, độ ẩm 70-80%.
-
Bón lót độ sâu từ 10-15 cm.
-
Luống đất tơi xốp, không bị nén chặt.
-
Đất thoát nước tốt
-
Vị trí bón cách gốc từ 15 cm.(không bón cận gốc)
-
Bón đều mặt luống nếu trồng hàng đôi để tăng khả năng tiếp cận dinh dưỡng cho rễ.