PHÂN BÓN
KỸ THUẬT CÂY TRỒNG
CHẤT KẾT DÍNH BỔ SUNG TRUNG VI LƯỢNG TRONG PHÂN BÓN
BENTONITE Khoan cọc nhồi
SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI
thông tin liên hệ

-
Mô tả chi tiết
CHĂM BÓN CÂY MÍT BẰNG NPK SILIC HÙNG NGỌC
Cây Mít có thể được nhân giống bằng hạt, ghép cành. Ở một số vùng, nhân giống bằng hạt cho cây sức sống mạnh và năng suất lơn hơn, nhưng thời gian để bắt đầu cho quả lâu hơn Mít ghép. Cây có thể bắt đầu sản xuất trong năm thứ 3 đến năm thứ 4 .
Phân bón NPK Silic Hùng Ngọc chứa nguyên tố Silic có tác dụng ngăn chặn bào tử nấm bệnh xâm nhập vào trong mô- tế bào. Silic giúp tế bào cứng, khu trú vết bệnh, liên tục sản sinh tế bào mới. Silic giúp phát huy tác dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu dụng hơn, sau khi khu trú vết bệnh Silic hóa lỏng tạo thành lớp keo bao phủ bề mặt lá, ngăn cản bào tử nấm xâm nhập vào sâu bên trong, thuốc BVTV không bị thất thoát qua các kẽ lá, tập trung tiêu diệt nấm bệnh triệt để. Do vậy, cây sẽ ít lây nhiễm bệnh và khỏe nhanh hơn các cây trồng không dùng Silic.
BÓN PHÂN CHO MÍT
- Điều kiện phát triển tốt nhất cho cây Mít:
- Cây phát triển tối ưu trên đất dễ thoát nước, kể cả đất cát, thịt pha cát và đất đá...có độ pH cao, pH tối ưu từ 6,5
- Cây phát triển ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
- Không chịu được ngập úng kéo dài
- Mật độ trồng : 6-7 m/cây.
Bảng 1: Dinh dưỡng đa lượng cho cây Mít theo từng thời kỳ
|
|||||
Tuổi cây (năm)
|
Số lần bón trong năm
|
Nhu cầu dinh dưỡng (gr/ cây/ lần)
|
|||
NPK Silic 15-5-10
(gr/lần) |
Silicamon
(gr / lần)
|
Silic-Bo (phun lá)
(1kg/200 lít nước)
|
Giai đoạn cây trồng
|
||
1
|
6
|
110-220
|
285
|
6
|
Sinh trưởng
|
2
|
6
|
220-450
|
400
|
6
|
Sinh trưởng
|
3
|
6
|
450-700
|
600
|
6
|
Sinh trưởng
|
4
|
3
|
700-1200
|
800
|
4
|
Cho trái cơ bản
|
5
|
3
|
1200-1600
|
1600
|
4
|
Cho trái tập trung
|
6
|
3
|
1600-1800
|
1600
|
4
|
Cho trái tập trung
|
7
|
3
|
1800-2100
|
1600
|
4
|
Cho trái tập trung
|
8
|
3
|
2100-2250
|
1600
|
4
|
Cho trái tập trung
|
Đối với cây cho thu hoạch, tập trung bón thời điểm từ lúc ra chuẩn bị ra hoa đến lúc thu hoạch từ 2-3 lần
|
Phương pháp bón
- Bề mặt vị trí bón tơi xốp, độ ẩm trung bình 70-80%.
- Vị trí bón cách gốc từ 20-30cm (không bón cận gốc).
- Bón theo vòng tròn rộng dần theo tán lá ( bón ngoài tán lá phân dễ bị rửa trôi), cần xới nhẹ đất quanh gốc.
- Nơi địa hình có độ dốc cao, để hạn chế rửa trôi nên đào rãnh hoặc hố (10cm-15cm) xung quanh gốc rồi bón phân.
Phân hữu cơ bổ sung
- Năm 1: 10kg/cây/năm
- Năm 2: 20kg/cây/năm
- Năm 3: 20kg/cây/năm
- Từ năm 4: 30-50kg/cây/năm
- Nên chia đều và bón phân hữu cơ kết hợp khi bón phân NPK Silic để cây hấp thụ dinh dưỡng có hiệu quả tối ưu
- Sử dụng cây họ đậu, cây che phủ mặt đất thích hợp giúp giữ ẩm ổn định và cung cấp chất chất hữu cơ thông qua thảm mục và lá rụng bổ sung lớp phủ mặt đất
2. Tầm quan trọng của nước tưới
- Tưới nước : trong thời kỳ khô hạn phải tưới thường xuyên cho cây mới trồng và cây non
- Đối với cây trưởng thành, chú ý tưới trong lúc khô hạn, đặc biệt trong giai đoạn từ khi ra hoa đến khi quả phát triển
3.Côn trùng gây hại và phòng trị
-
Một số loài côn trùng đục khoét thân cây bị thương gây chết dọc theo thân và cành. Sử dụng các hoạt chất có tính xông mùi mạnh, lưu dẫn tốt và hiệu lực kéo dài tiêm trực tiếp vào điểm phát hiện sâu đục khoét thân.
- Ruồi đục trái đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Nên dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi . Bao bọc trái hay xịt thuốc có các hoạt chất diệt ruồi
- Rệp có rất nhiều loài gây hại trên mít, chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Sử dụng các dòng thuốc đặt trị bộ hút chích như: Abamectin + Karate 2.5ec Abamectin + Selecron 500ec,... để xử lý rệp.
4.Bệnh hại và điều trị
- Mít có ít vấn đề về bệnh tật. Một số trường hợp thường gặp như hoa và trái có thể bị tấn công bởi nấm thối trái ( Rhizopus artocarpi) và quả bị nấm mốc xám ( Botrytis cinerea), xuất hiện trong mùa xuân và mùa hè.
- Rễ cây bị thối do nấm ( Pythium glamens, Phytophthora, Fusarium đặc biệt là khi bị ngập lụt và một số loại nấm gây đốm lá.
- Sử dụng các dòng thuốc đặt trị nấm như: Aliette 800WG, Curzate M-8,... Phun qua lá để phòng hoặc pha đậm đặt quét trực tiếp vào khu vực nấm xuất hiện, giữ cho độ ẩm đất ổn định phù hợp , không để ngập úng để nấm phát triển tấn công vùng rễ.