PHÂN BÓN

KỸ THUẬT CÂY TRỒNG

CHẤT KẾT DÍNH BỔ SUNG TRUNG VI LƯỢNG TRONG PHÂN BÓN

BENTONITE Khoan cọc nhồi

SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI

thông tin liên hệ
PGĐ-Đào Xuân Tân
GĐ chi nhánh
0984 889 011 - (024) 22104126

Ms Huyền
Trưởng phòng KD - (+84)0987 018 466

-

-

Chia sẻ lên:
18- Cây ngô / bắp (Zea mays L.)

18- Cây ngô / bắp (Zea mays L.)

Mô tả chi tiết

 CHĂM BÓN CÂY NGÔ BẰNG NPK SILIC

       Để cây phát triển tốt, nên trồng trên đất thoát nước tự do, nơi không hạn chế nước tưới. Duy trì độ pH từ 5,8- 6,8 giúp rễ cây khỏe. Nếu pH cao hơn 7.5  thì có nguy cơ làm rễ không hấp thu được dưỡng chất trong đất.
      Bón cân đối dinh dưỡng sẽ tiết kiệm đươc chi phí và công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh.
     NPK silic 15-5-10 là công thức được điều chỉnh phù hợp cho cây ngô/ bắp với đầy đủ dinh dưỡng đa-trung-vi lượng để cây ngô phát triển cân đối, tạo năng suất, chất lượng nông sản.
  Ngô yêu cầu nền hạt chắc và chắc, không có gốc cỏ dại. Cần cày sâu một lần, sau đó là bừa lại để làm cho đất tơi xốp.
     Dinh dưỡng thiết yếu cây ngô phát triển
       Thời kỳ sinh trưởng cây ngô:
1.     Giai đoạn trồng mới đến trước phóng cờ
     Lân, canxi và Bo giúp cây phát triển phục hồi rễ mạnh mẽ.
  • Bo – tăng cường phản ứng Silic
  • Đạm, Kali và Bo làm cho cây phát triển mạnh bộ lá và ngọn.
  • Silic – thúc đẩy trao đổi chất tăng sự hấp thu nitơ và kali giúp thành tế bào thực vật vững chắc, tăng khả năng quang hợp-tái tạo diệp lục trên lá.
  • Mg hỗ trợ lá tăng cường quang hợp tổng hợp diệp lục.
2.     Giai đoạn bắt đầu phóng cờ đến thu hoạch.
  • Đạm, kali, Canxi giúp tổng hợp tập trung protein, kiểm soát độ chín của cây.
  • Silic – thúc đẩy trao đổi chất tăng sự hấp thu nitơ và kali.
  • Silic –Bo tương tác giúp cây hâp thụ cân đối các chất đa lượng.
Điều kiện phát triển tốt nhất cho cây ngô :
  • Loại đất sâu, thoát nước tốt. pH tối ưu từ 5.8 - 6.8
  • Mật độ trung: 55.000 cây/ha.
  • Năng suất dự kiến : 20tấn/ha 
Nhu cầu dinh dưỡng phát triển toàn diện cây ngô
 
Tuổi cây (ngày)
 
Ngày
Nhu cầu dinh dưỡng (kg/ ha/ giai đoạn)
Tỉ lệ Nitơ giai đoạn
(%)
Nitơ
(N)
PhốtPho (P2O5)
Kali
(K2O)
GĐ 1 (Gieo)
33
20
35
7
61
GĐ2 (Giai đoạn 4 lá)
25
44
GĐ3 (Giai đoạn 8 lá)
30
30
52
42
148
GĐ4(Giai đoạn phun râu)
20
35
GĐ5(Giai đoạn làm đầy hạt)
35
5
8
16
72

  
Ứng dung NPK Silic 15-5-10 bón cây ngô (Giảm 25% so với nhu cầu thực tế)
 
Tuổi cây (ngày)
 
Ngày
Ứng dụng dinh dưỡng (kg/ ha/ giai đoạn)
NPK Silic 15-5-10
GĐ 1 (Gieo)
33
395kg
GĐ2 (Giai đoạn 4 lá)
GĐ3 (Giai đoạn 8 lá)
30
1100kg
GĐ4(Giai đoạn phun râu)
GĐ5(Giai đoạn làm đầy hạt)
35
504kg

  Phương pháp bón:

  • Đất mặt gốc cây tơi xốp, độ ẩm 70-80%.
  • Bón cách gốc từ 10cm.(không bón cận gốc)
  • Tránh làm phân bám lên lá hoặc ngọn.
Một số loại sâu bệnh hại ngô
1.     Bệnh hại 
1.1. Bệnh cháy bìa lá: Biểu hiện trên lá có các đốm hình bầu dục đến tròn, màu vàng tía. Các lá bị bệnh khô đi và có vẻ như bị cháy. Trong trường hợp nghiêm trọng, cây có thể bị còi cọc.
Phòng trừ: Có thể phun Dithane M-45 80WP hoặc Curzate M hoặc Cabrio Top 600 WG 2 lần phun cách nhau 7-10 ngày sẽ kiểm soát được bệnh hiệu quả.
1.2. Bệnh gỉ sắt (Puccinia sorghi Schw)

 a- Triệu chứng 

- Trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu nhạt sau đó chuyển sang nâu đậm. Vết bệnh hơi nổi gờ, nhiều vết bệnh liên kết làm cho lá ngô có chiều hướng co lại dày lên. Bệnh nặng trên vết bệnh có 1 khối bột màu nâu đỏ hoặc vàng gạch non.

- Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn ngô trỗ cờ

b- Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh

Bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia sorghi Schw. gây ra.

Bào tử nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trên hạt tiếp tục lây nhiễm cho vụ sau. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao hoặc có mưa. Các giống bắp địa phương và các giống bắp lai đều bị bệnh.

c- Biện pháp phòng trừ

- Sau thu hoạch dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy.

- Xử lý đất bằng cách ngâm hoặc phơi ải.

- Chăm sóc cây khỏe để tăng sức chống chịu bệnh của cây.

- Khi bệnh xuất hiện có thể phun lên cây bằng thuốc: Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC)  Propi

ف.3.. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

a-.Triệu chứng 

Vết bệnh xuất hiện trước tiên trên bẹ lá gần mặt đất...phát triển dần lên lá, trái và ăn sâu vào thân gốc, vết bệnh loang lổ.

Lúc đầu là những vết loang màu hồng, sau chuyển sang màu xám nâu, làm thân cây bị nâu đen, cây héo gãy ngang và chết. Lá bi và hạt bị thối.

b-.Nguyên nhân và điều kiện phát sinh, phát triển

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.

Nấm này có phổ ký chủ rất rộng (lúa, bắp, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà chua, bông, cải ngô, đậu đỗ, bèo tây,....)

Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, trong đất ở dạng hạch nấm có sức sống lâu dài trên một năm.

Bệnh thường xảy ra khi trời ẩm ướt và mưa nhiều, nhất là trên những ruộng trồng dày, bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm, bệnh lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn đến năng suất.

 c-. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K.

- Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Carbendazim (Bavistin 50FL), Difenoconazole + Propiconazole(Tilt Super 300EC), Hexaconazole (Anvil 5SC), Propineb (Antracol 70WP), Validamycin (Valivithaco 3SC, Validan 3SL).

- Sau thu hoạch nên gom thân cây bị bệnh đem đốt tiêu hủy. 

2.     Sâu hại:
  2.1.Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis): Sâu đục thân ăn lá ở giai đoạn đầu. Sau đó, chúng đục vào thân và lõi ngô, khiến cây trồng không có năng suất.
Phòng trừ: phun 2 lần thuốc hoạt chất Emamectin Benzoate hoặc Lambda-cyhalothrin một lần sau khi hạt nảy mầm 20-25 ngày và phun lần 2 vào thời điểm hình thành hạt.
Rệp: Loại côn trùng nhỏ, thân mềm, thường có màu xanh lục. Nhộng và con trưởng thành hút nhựa từ lá và chồi non.
Phòng trừ: Cây trồng có thể được phun hoạt chất Abamectin , hoặc thuốc Selecron 500EC,...
ق.2. Sâu xám (Agrotis ypsilon)
          Sâu non tuổi 1 gặm lá non làm thủng lỗ chỗ hoặc khuyết mép lá. Từ tuổi 2 sâu sống dưới đất, ban đêm sâu chui lên phá cây. Sâu gặm quanh thân cây và cắn đứt thân cây. Ban ngày,sâu non giả chết ban ngày ẩn náu dưới đất, đêm chui lên cắn phá rễ cây làm cây héo

   .

Xem thêm các sản phẩm liên quan
10- CÂY  KHOAI TÂY (Solanum tuberosum)
10- CÂY KHOAI TÂY (Solanum tuberosum)
PHAN BÓN SILIC HÙNG  NGỌC  TRONG CANH TÁC  LÚA ( O. Sativa)
PHAN BÓN SILIC HÙNG NGỌC TRONG CANH TÁ...
18- Cây ngô / bắp (Zea mays L.)
18- Cây ngô / bắp (Zea mays L.)