PHÂN BÓN

KỸ THUẬT CÂY TRỒNG

CHẤT KẾT DÍNH BỔ SUNG TRUNG VI LƯỢNG TRONG PHÂN BÓN

BENTONITE Khoan cọc nhồi

SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI

thông tin liên hệ
PGĐ-Đào Xuân Tân
GĐ chi nhánh
0984 889 011 - (024) 22104126

Ms Huyền
Trưởng phòng KD - (+84)0987 018 466

-

-

Chia sẻ lên:
21- Cây Chanh dây (Passiflora incarnata)

21- Cây Chanh dây (Passiflora incarnata)

Mô tả chi tiết

 CHĂM BÓN CHANH DÂY BẰNG NPK SILIC 15-5-15

    1. Đặc điểmCây chanh dây (còn gọi là: chanh leo, lạc tiên, mắc mát, mát mát…)  thuộc họ Lạc Tiên, dạng bán thân gỗ dễ trồng và chăm sóc. Hiện nay tại Việt Nam, chanh dây được trồng hầu hết ở khắp các tỉnh thành. Ỏ Việt Nam có 2 giống chanh dây được ưa chuộng và trồng phổ biến nhất là chanh dây vỏ vàng và chanh dây vỏ đỏ. Chanh dây có nhiều tác dụng trong đời sống. Không chỉ là một thức quả tuyệt vời cho giải khát, chanh dây hiện còn được sử dụng chế biến trong y dược hay thực phẩm. Chanh dây có thể trồng trên nhiều loại đất, chỉ cần đất thoát nước và có cấu tượng tốt. Chanh dây yêu cầu dinh dưỡng cao để phát triển và cho thu quả lâu . Vì vậy, tốt nhất là trồng trên đất màu mỡ và bổ sung dinh dưỡng phù hợp cân đối.Cây chanh dây thích hợp trồng quanh năm, tuy nhiên vì ưa độ ẩm cao và để cây lớn lên có lượng mưa phù hợp thì nên chọn trồng cây chanh dây vào khoảng tháng 4 tới tháng 6 dương lịch. Thời điểm này mùa mưa đã bắt đầu, lượng sinh khoáng trong nước mưa cũng giúp cây phát triển xanh và tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng giảm được đáng kể công tưới tiêu cho cây.

       Điều kiện ST- PT tối ưu cho chanh dây là: pH đất 6.5 – 7.5, nhiệt độ 210c- 250c ( tối thiểu 180c - tối đa 350c).   Mật độ trung bình : 1500 cây/ ha . 

  ق. 2.Dinh dưỡng thiết yếu của Chanh dây  
- Nitơ(đạm): Sử dụng nitơ cân đối cây trồng khỏe, hạn chế bệnh do thừa đạm và giúp cây cho quả lớn. 
- Phốt phát (lân):  cần cho trình phát triển của cây để đảm bảo sự phát triển tốt bộ rễ và ra hoa.  
- Kali (K): cần thiết với số lượng lớn hơn nitơ và nhu cầu cao nhất trong thời kỳ ra hoa, phát triển quả .
- Silic (Si) :thúc đẩy trao đổi chất tăng sự hấp thu nitơ và kali, giúp thành tế bào thực vật vững chắc, tăng khả năng lưu thông mạch dẫn bộ rễ, tăng khả năng quang hợp-tái tạo diệp lục trên lá.
Boron (Bo) là một trong những vi chất dinh dưỡng hỗ trợ tương tác cần thiết. Cần thiết cho sự toàn vẹn về cấu trúc của cây và quan trọng đối với khả năng sống của hạt phấn, sự phát triển của hoa và quả.
   Tương tác  Silic-Bo giúp rễ tăng khả năng hấp thu canxi, Nitơ và kali trong hiệu quả. 
- Canxi (Ca) cũng quan trọng trong thời kỳ phát triển rễ và ra hoa, cho đến khi quả phát triển đến khi thu hoạch 
- Magiê( Mg) quan trọng trong quá trình quang hợp cho bộ lá. Hấp thụ Mg cao nhất là vào thời gian ra hoa.
 
ك.3 Nước tưới cho chanh dây
Kiểm soát lượng nước cung cấp cho cây  đặc biệt quan trọng. Chanh dây yêu cầu cung cấp độ ẩm liên tục trong suốt giai đoạn sinh trưởng. Duy trì độ ẩm ổn định giúp hạn chế nấm bệnh và sự hấp thụ dinh dưỡng qua rễ.Lượng nước ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây giai đoạn hình thành hoa và quả. 

Tuy nhiên, thừa nước sẽ dẫn đến chết rễ trong điều kiện đất yếm khí, cũng như làm chậm quá trình ra hoa và đậu trái, dẫn đến nguy cơ nấm bệnh phát triển gây hại. Quá nhiều nước sau khi đậu trái gây ra một số rối loạn  sinh lý cho cây.
 
4. Chăm sóc chanh dây  bằng phân NPK Silic 15- 5 -10   
  • Phân bón loại NPK silic 15-5-10 của công ty HÙNG NGỌC là công thức được điều chỉnh phù hợp cho Chanh dây  và các loại cây rau ăn lá, rau ăn quả, rau lấy củ  với đầy đủ dinh dưỡng Đa-Trung-Vi lượng cho cây trồng phát triển cân đối, tạo nên chất lượng cao cho nông sản.
Giai đoạn(Tuần)
Ngày
(chu kỳ bón)
Phân bón khuyến nghị sử dụng(kg/ ha/ giai đoạn)
NPK Silic 15-5-10
0-160
160
15 kg ( 10gam/ gốc)
160-190
30
90 kg ( 60gam/ gốc)
190-220
30
373 kg ( 250 gam/ gốc)
220-250
30
260 kg ( 170 gam/ gốc)
250-280
30
3320 kg ( 2.1kg/ gốc)
280-310
30
2730 kg + 400 kg kali đơn  ( 1.8 kg + 250gam Kali đơn )
310-340
30
1600 kg (1.1 kg/ gốc)
340-370
30
355 kg Kali  đơn ( 240gam/ gốc)
Từ năm thứ 2
30-40 ngày/ lần
1 -1.5 kg / gốc / lần
Có thể bổ sung Silic-Bo các giai đoạn từ 180 ngày đến thu hoạch cùng các lần sử dụng thuốc phòng sâu hoặc bệnh

 Bảng 1: Phân bón cho chanh dây theo giai đoạn Sinh trưởng & Phát triển ( khuyến nghị)

 م. 5Phương pháp bón:
  •  Xử lý ( xới xáo nhẹ) sao cho bề mặt quanh gốc - vị trí bón - được tơi xốp, độ ẩm 70-80%.
  •  Bón cách gốc từ 10-15 cm (không bón cận gốc)
  •  Nơi có địa hình dốc nên đưa phân xuống độ sâu 5-10 cm để hạn chế rửa trôi .
  •  Rải phân đều quanh / cách gốc 45-60 cm
  • Nên chia lượng phân để bón nhiều lần để tăng hiệu quả, giảm thất thoát (4-6 tuần/lần)
  • Khuyến khich bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/ gốc/ năm.

ن. Một số nội dung cần lưu ý:

  • Thường xuyên làm cỏ ( 4 – 5 lần/năm trở lên), giữ vườn thông thoáng nhằm hạn chế côn trùng, sâu bệnh gây hại và làm tăng hiệu quả phân bón.
  • Khu vực bón phân ( quanh gốc) và sát gốc nên làm cỏ bằng tay để hạn chế tối đa tác động bộ rễ.
  • Khi cây cao  0,8 – 1m, tiến hành bấm ngọn để cây sinh cành thứ cấp. Giữ lại từ 3 đến 5 cành khỏe mạnh và tỏa đều các hướng.
  • Giai đoạn cây bắt đầu phủ giàn, cần thường xuyên cắt tỉa các cành yếu, cành có dấu hiệu bị sâu bệnh.
  • Trong  mùa mưa cần vặt bỏ các lá già, lá sát gốc nhằm tăng khả năng quang hợp và  giúp cây ra nhiều hoa, hạn chế sâu bệnh.

Xem thêm các sản phẩm liên quan
16- Cây Mít ( Artocarpus heterophyllus)
16- Cây Mít ( Artocarpus heterophyllus)
Cây Ổi ( Psidium guajava. L)
Cây Ổi ( Psidium guajava. L)
21- Cây Chanh dây (Passiflora incarnata)
21- Cây Chanh dây (Passiflora incarnata)
22- Cây Bơ ( Persea americana)
22- Cây Bơ ( Persea americana)