Zalo

Giờ làm việc: T2-T7: 8h - 17h Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

GIỜ LÀM VIỆC:

Từ thứ 2 - T7: 8h - 17h

ĐIỆN THOẠI:

0984889011

ĐỊA CHỈ:

Long Biên, Hà Nội

Trang chủ / cây công nghiệp / CHĂM SOC CÂY CÀ PHÊ( Coffea) BẰNG PHÂN BÓN SILIC HÙNG NGỌC

1 / 3
CHĂM SOC CÂY CÀ PHÊ( Coffea) BẰNG PHÂN BÓN SILIC HÙNG NGỌC
1 / 3
1 / 3

CHĂM SOC CÂY CÀ PHÊ( Coffea) BẰNG PHÂN BÓN SILIC HÙNG NGỌC

CHĂM SOC CÂY CÀ PHÊ( Coffea) BẰNG PHÂN BÓN SILIC HÙNG NGỌC

Liên hệ:0984889011 - Hotline

CHI TIẾT SẢN PHẨM

  PHÂN BÓN NPK SILIC HÙNG NGỌC CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ 

    Cà phê sẽ cho năng suất cao khi được trồng trên đất  tưới không hạn chế, dễ tiêu thoát nước. Rễ cây khỏe, hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất trong điều kiện pH đất khoảng 5,2- 6,5.Tuy nhiên cần bón đủ và cân đối dinh dưỡng Đa-Trung-Vi lượng, đúng giai đoạn giúp khỏe cây, tăng thời gian thu hái, năng suất cao, chất lượng đạt chuẩn.

    NPK silic 15-5-10  của Công ty Hùng Ngọc là loại phân bón  hoàn chỉnh chất lượng cao thỏa mãn cho Cà phê  các chất dinh dưỡng giúp cây khỏe,  phát triển cân đối và tạo  bản sắc đậm đà hương vị cà phê. 

 I.Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê

Nhu cầu dinh dưỡng cần của cây Cà phê khá phong phú gồm tất cả các nhóm  đa- trung- vi lượng:

  • Đa lượng : N, P, K
  • Trung lượng: Silics ( S), Ca, Mg, S 
  • Vi lượng: B và Zn 

1. Đa lượng

    1. Đạm (N) cần thiết cho sự phát triển của cà phê trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, tạo đà mạnh mẽ cho giai đoạn sau (sinh trưởng sinh thực) có nhiều hoa, sây trái, năng suất cao.
    2.  Kali (K) thúc đẩy lực sống cho cây, tăng cường sức mạnh tế bào và khả năng chống chịu sâu bệnh của cà phê. Kali là yếu tố chính làm tăng năng suất bởi nó rất  quan trọng cho quá trình hô hấp, quang hợp và điều tiết nước của cà phê.

    Cần phối hợp cân bằng giữa việc bón K và N để giúp cà phê tăng trưởng tối ưu.

           1.3.Lân ( Phôt pho, P): Thúc đẩy phân chia tế bào và phát triển bộ rễ, đồng thời cũng làm tăng khả năng đậu quả.

     2. Trung lượng

     2.1. Silic: Silic giúp các tế bào của cây trở nên cứng cáp, Silic còn giúp việc  khu trú vết bệnh và tăng  sinh tế bào mới. Có Silic - thuốc BVTV phát huy tác dụng tốt hơn  do không bị thất thoát,   Silic phối hợp cùng thuốc BVTV tiêu diệt nấm bệnh triệt để..

     Sau khi khu trú vết bệnh,  Silic hóa lỏng tạo thành lớp keo bao phủ bề mặt lá, ngăn cản bào tử nấm xâm nhập vào dưới lớp biểu bì  tăng hiệu quả diệt trừ bệnh hại.  Do vậy, cây bón Silic sẽ ít lây nhiễm bệnh và mau phục hồi so với  không dùng Silic  

      2.2. Canxi: Cần thiết để đảm bảo bộ rễ và lá phát triển tốt, củng cố cấu trúc cây và tăng năng suất cà phê.

      2.3. Magiê (Mg) & Lưu huỳnh ( S): Cần thiết cho quá trình quang hợp, sinh tổng hợp các axit amin ảnh hưởng tích cực đến tăng năng suất.

   3. Vi lượng

     3.1. Kẽm ( Zn)Tăng cường giai đoạn ra hoa để cải thiện bộ quả và tiềm năng năng suất cà phê .

      3.2. Bo ( B) : tương tự Zn\

 

II. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG KHOÁNG TRONG  CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN CUẢ CÀ PHÊ

 1. Giai đoạn kiến thiết ( Từ lúc trồng đến khi phát sinh hoa lứa đầu)

· N và K  thúc đẩy phát triển sớm các mô thực vật ở cây mới trồng.

· Silic – thúc đẩy trao đổi chất,  tăng hấp thu K và K giúp thành tế bào thực vật vững chắc, nuôi dưỡng phát triển bộ rễ tơ khỏe, tăng khả năng quang hợp - tái tạo diệp lục trên lá.

· Bo – tăng cường phản ứng Silic, Canxi.

· Ca - thúc đẩy phát triển của rễ & lá, tạo nền tảng cho năng suất cao.

· Mg truyền năng lượng nhiên liệu trong các mô đang phát triển. 

· S - tối đa hóa sự phát triển thông qua sự hình thành protein.

  2.Giai đoạn kinh doanh ( Từ khi phát sinh hoa đến hình thành quả)

· N và K - duy trì sự phát triển của cây, tối đa hóa sản lượng, kích cỡ quả.

· Ca - tối đa hóa sự phát triển mạnh của các mô ·

· S - tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, tái tạo tế bào mới, tăng tỷ lệ ra hoa, tăng chất lượng hạt phấn và tỷ lệ đậu trái.

· Mg - tăng cường hoạt động của chất diệp lục và hấp thu N

· Vi chất dinh dưỡng ( Bo, Mn,Ze, Cu, Mo) duy trì sự phát triển tối đa hóa kíc thước, độ mọng của quả.  

 

3.     Giai đoạn sinh hoa, đậu quả

· Trong giai đoạn này, dinh dưỡng  Nitơ và Kali – rất quan  cho cây cà phê duy trì quá trình phát  sinh hoa và  đậu quả.

· Silic: tăng sự liên kết đài cuống giúp giảm  hiện tượng trái rụng sinh lý, làm vững chắc thành tế bào – cơ sở tạo vỏ quả non săn chắc, giảm số trái dị dạng.

· Canxi : tối đa hóa nguồn cung cấp dinh dưỡng trong quả  và cải thiện tính toàn vẹn của quả . 

· Các loại trung- vi chất dinh dưỡng  còn lại ( Ca, Mg, S, Zn, B…) rất cần thiết cho sự duy trì tăng trưởng của cây.

4.     Giai đoạn tăng trưởng quả  và thu hoạch:

- Kali : tham gia chuyển hóa đường thành tinh bột và tối đa hóa trọng lượng quả mọng ·

- Canxi: hỗ trợ cho tính toàn vẹn của quả mọng 

· Silic:  giúp vỏ quả sáng đẹp, quả chín đều màu sắc hương vị đặc trưng.

III. BÓN PHÂN CHO CÀ PHÊ

·       Nên trồng cà phê trên đất có tầng canh tác dày, dễ tưới tiêu.Tùy giống, tập quán … mà trồng với  mật độ trung bình 3.000 cây/ ha.

 

      Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng đa lượng của cà phê theo thời kỳ. 

 

 

Tuổi cây (năm)

 

Số lần trong năm

Nhu cầu dinh dưỡng (kg/ ha/năm)

Nitơ (N)

PhốtPho (P)

Kali (K)

1

4

30-40

10-20

30-40

2

3

60-80

20-30

60-80

3

3

120-160

20-30

150-200

Trưởng thành

3

200-300

30-50

250-400

  

   Bảng 2: Lượng phân bón tương ứng nhu cầu của cây theo bảng 1

 

 

Tuổi cây (năm)

Phân bón khuyến nghị sử dụng(kg/ ha/ lần)

Nitơ (N)

 Phốt Pho (P)

Kali (K)

1

        100kg         NPK silic 15-5-10                       

2

     200kg         NPK silic 15-5-10                    

3

                300 kg             NPK silic 15-5-10     +  85Kg kali đơn

Trưởng thành

              500 - 700 kg     NPK silic 15-5-10   +  60-80kg kali đơn

   Pha 100gr Silic Bo / 20lit nước  phun qua lá vào giai đoạn trước ra hoa 20 ngày, giúp hoa bật tập trung, giảm rụng hoa, tăng  đậu quả.

 

   ·CHÚ Ý:

     + Năm đầu tiên, chăm sóc cây  theo hướng không thu quả để tập trung mọi nguồn lực cho sự phát triển bộ rễ khỏe, phân nhánh rộng. 

 ·  + Năm thứ hai: hướng chăm sóc cho thu năng suất thấp.

·   + Từ năm thứ ba trở đi:  hướng chăm sóc thu năng suất tăng dần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 IV. CHĂM BÓN CÀ PHÊ  TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN TRONG MÙA MƯA

                      (áp dụng theo bản khuyến nghị )

 

     1.                 Chăm bón cà phê giai đoạn kiến thiết 

 

Năm tuổi

Số lần/Thời điểm bón (tháng)

Lượng bón (gốc/lần)

Lượng bón (ha/lần)

1

 Bón 3-4 lần/ năm (đầu-giữa-cuối mùa mưa, giữa mùa khô)

80gr/cây NPK silic + 14g kali

100kg NPK silic 15-5-10

2

 Bón 3-4 lần/ năm (đầu-giữa-cuối mùa mưa , giữa mùa khô)  

120 gr/cây NPK silic + 15g Kali

120kg NPK silic 15-5-10

Vôi bột ( đầu mùa mưa)

200g/cây

200kg/ha

3

 Bón 3-4 lần/ năm (đầu-giữa-cuối mùa mưa, giữa mùa khô)  

320 gr/cây NPK silic + 30g Kali

325kg NPK silic 15-5-10+ 20kg kali

 

Vôi bột (đầu mùa mưa)

300gr/cây

300kg/ha

 

      2.   Chăm bón  cho cà phê giai đoạn kinh doanh 

·        + Lần 1. Vào mùa khô: trước khi tưới thúc hoa lần 1 dùng 500kg NPK silic 15-5-10 + 50kg kali  bón phục hồi, sau đó phun nước đều để phân chuyển hóa. Giai đoạn này quyết định lượng hoa nở tập trung hay không.

·       +  Lần 2: Bón vào đợt mưa trong tháng 5-6, khi mưa ngớt,dùng 700kg NPK silic 15-5-10 + 80kg kali  + 300kg vôi bột (giảm nấm bệnh hại rễ mùa mưa) dưỡng cây, thúc trái.

·     +  Lần 3 (tháng 8-9) dưỡng trái:700kg NPK silic 15-5-10 + 80kg Kali  .

 

    2.1.   Cách thức bón phân

·        - Chuẩn bị: vùng quanh gốc  có đất  tơi xốp, độ ẩm 70-80%.

·        -  Bón  xa  gốc từ 20-30 cm theo vòng tròn rộng dần theo tán lá (không bón ngoài tán, tránh bị mưa rửa trôi).

Có thể xới nhẹ quanh gốc, tạo rãnh cách gốc 50cm X sâu 1-2cm rải phân quanh rãnh rồi lấp đất.

·     -    Nên pha /phun silic bo qua lá giai đoạn bón đợt 1.

      - Cách pha, phun: pha 1kg silic bo với 200 lít nước, ngâm qua đêm, để lắng, cặn rắc gốc cây, phần dịch trong đem phun đều lên cành + lá.

       Tác dụng:  kích thích mầm hoa và hạt phấn, tăng năng suất trái.

   - Trường hợp không phun được qua lá thì dùng 7kg Silic bo bón cùng NPK silic và kali hoặc hòa vào thùng to/ bể nước đem tưới để tưới đều.         

    + Bón bổ sung Silic bo lần 2 vào  cuối mùa mưa.

 

2.2.  Nếu không có phân chuồng hoai, dùng PHC vi sinh thay thế

·        Năm thứ 1: 1kg/cây/năm      ·        Năm thứ 2: 1.5kg/cây/năm

·        Năm thứ 3: 2kg/cây/năm        ·        Từ năm thứ 4: 3kg/cây/năm

Sử dụng cây họ đậu, cây che phủ mặt đất thích hợp cung cấp chất dinh dưỡng và chất hữu cơ thông qua thảm mục và lá rụng bổ sung làm lớp phủ trên bề mặt đất.

3.     Tầm quan trọng của nước tưới 

·        Tưới bổ sung vào mùa khô sẽ giúp duy trì sức khỏe cây trồng và tối đa hóa tiềm năng năng suất, phương pháp cung cấp nước từ mưa hoặc tưới bổ sung.  Tướidưới gốc cây cho diện tích được che phủ bởi tán lá cây. Trước khi ra hoa, để cho ra hoa đồng loạt mạnh mẽ cây cần cung cấp đủ nước trong thời gian từ 4 đến 8 tuần trước thời điểm bắt đầu ra hoa . 

·        Cuối vụ thu hoạch cây cafe đã bắt đầu phân háo mầm hoa, mầm hoa phát triển đến sau khi thu trái xong nếu đã hoàn chỉnh dạng mỏ sẻ gặp mưa đẫm hoặc được tưới đãm nước thì sau 7-10 ngày hoa sẽ nở bung. Việc tưới nước mùa khô vừa đảm bảo nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt vừa thúc đẩy quá trình ra hoa tập trung. Tuy nhiên, điều kiện tưới tiêu chủ động mùa khô đòi hỏi nhà vườn đầu tư kinh phí cao nên còn hạn chế, do vậy năng suất cafe chưa cao tại các vườn này. Mùa khô cần chủ động tưới đẫm 2 đợt:

- Tưới đợt 1: Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành, khi thấy đầu nụ bạc trắng bà con tiến hành tưới nước vào thân gốc. Việc tưới đợt 1 rất quan trọng, giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt.

- Tưới đợt 2: cách lần 1 khoảng 30 ngày đểtiếp tục ép những hoa non còn lại nở hết vào đợt 2, không phân tán thành nhiều đợt hoa. Đợt 2 cần tưới đẫm để đảm bảo độ ẩm chuyển háo dinh dưỡng trong đất nuôi trái non, giảm rụng sinh lý.

7.      Cắt tỉa cành nhánh (nên tiến hành sau khi thu hoạch 15-20 ngày)

Cắt tỉa cành nhánh giúp cây nhanh hồi phục, tán cây thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh,  cành quả thứ cấp phân bố đều ở các tầng trong bộ tán, tập trung được dinh dưỡng để nuôi cây.

Nguyên tắc cắt tỉa: cắt tỉa các cành ở phía dưới gốc trước, lần lượt tỉa lên phía trên ở những năm về sau. Tùy  mức độ ra quả trên các đốt nhiều hay ít, độ lớn của cành và sự phát sinh của cành thứ cấp mà quyết định vị trí nơi cắt cành. Hầu hết các đốt trên cành đã cho quả, chỉ còn lại một vài đốt ở phía ngoài của đầu cành chưa ra quả, trên cành đã phát sinh cành thứ cấp thì sau vụ thu hoạch cần cắt bỏ cành này, vị trí cắt ở phía ngoài nơi cành thứ cấp phát sinh, nên giữ lại một đoạn gốc của cành dài 20 cm. 

 CÔNG TY HÙNG NGỌC KÍNH CHÚC BÀ CON MUÀ MÀNG BỘI THU

                                   ĐT liên hệ : 0984 889 011

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

Hotline

Hotline

0984889011

Zalo icon Email icon

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Chúng tôi sản xuất hơn 50.000 tấn phân bón Silic mỗi năm, giúp bổ sung nguyên tố đa - trung - vi lượng cho lúa và cây trồng, tăng năng suất bội thu. Được nhiều doanh nghiệp và bà con địa phương tin dùng trong nhiều năm qua. Liên hệ ngay!

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Giấy phép ĐKKD số 0109638400 - Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/05/2021
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Huyền
© Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC. Designed by Trang Vàng Việt Nam