Giờ làm việc: T2-T7: 8h - 17h Điện thoại: 0984889011
Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com
Trang chủ / phân bón npk silic / SILIC QUANH TA (P2)
CHI TIẾT SẢN PHẨM
SILIC QUANH TA ( PHẦN 2)
1. Hàm lượng Si trong cây
Hàm lượng Si trong cây phụ thuộc vào tuổi cây. Cây trưởng thành và lá già có hàm lượng Si cao hơn cây còn nhỏ và lá non. Cây trồng có thể được xếp vào nhóm cây tích lũy Si hoặc không tích lũy Si.
– Nhóm cây tích lũy Si: Bao gồm những loại sống ở đất ngập nước như cây lúa, các loại thuộc họ hòa thảo, chứa 10-15% SiO2 trong chất khô. Nhóm này cũng bao gồm những loại cây trồng cạn như: ngủ cốc, mía và một số cây song tử diệp với hàm lượng Si trong cây thấp hơn (1-3% SiO2 trong chất khô).
Những loài cây có thể thích nghi cao ở đất liền và biển như cỏ, cây họ hòa thảo và tảo đều thuộc nhóm tích lũy Si. Tro của một số cây đơn tử diệp có thể chứa đến 90% SiO2.
– Nhóm cây không tích lũy Si: Gồm hầu hết các loại cây song tử diệp như cây họ đậu với ít hơn 0,5% SiO2 trong chất khô. Dạng silica vô định hình hiện diện trong cây là dạng silica gel ( là một dạng của silica vô định hình được hydrate hóa, SiO2.n H2O, hoặc axit silica được trùng hợp).
Silica gel là dạng phổ biến nhất của Si trong cây, chiếm 90 – 95% Si tổng số trong cây. Ngoài ra: Si cũng hiện diện ở những dạng khác, Si trong nhựa cây ở dạng axit silic H4SiO4. Silic có thể được kết hợp với các thành phần của vách tế bào dạng silica hoặc có thể trong pectin.
Phân tử của axit silic sẵn sàng kết hợp với nhiều chất (cả các phân tử đơn giản như methemoglobin, albumin, collagen, gelatin, insulin, pepsin và lamirarin). Một phần silica trong cây được liên kết chặt trong cấu trúc của cellulose và chỉ có thể tách rời được sau khi cellulose bị phân hủy.
2. Cơ chế hút Si của cây
Trong dung dịch pH < 9, trong dung dịch đất và nước tự nhiên Si tồn tại ở dạng H4SiO4 (Mengel và Kirkby, 1987; Samuel và công sự, 1993), và đây là dạng Si cây hút. Sự thu hút Si của cây được giải thích theo hai cơ chế:
Từ rất lâu các nghiên cứu đều cho rằng: Si được thu hút vào cây một cách thụ động, ít nhất là đối với các giống lúa trong nghiên cứu, do lượng Si cây hút thực tế rất thống nhất với số liệu Si được hút vào rễ tính toán từ nồng độ Si trong dung dịch đất và hệ số thoát hơi nước của cây.
Axit silic cũng có thể được phân bố trong cây theo dòng chảy do sự thoát hơi nước của cây. Axit silic được cung cấp liên tục bởi sự hấp thụ qua rễ và sự tích lũy silica liên tục trong các bộ phận trên không, đặc biệt trong biểu bì, khi nước thoát ra bởi sự bốc hơi.
Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng những loại cây có tỷ lệ silica trong chồi tương đối thấp phải có cơ chế để đẩy nó ra khỏi bề mặt rễ. Sự thu hút Si thụ động do dòng chảy khối lượng được tính toán từ hệ số thoát hơi nước và nồng độ Si trong dung dịch.
Mức độ ảnh hưởng của Silic đối với sinh trưởng của lúa
Cây trồng |
Nồng độ Si trong dung dịch dinh dưỡng |
Hệ số thoát hơi nước |
Si cây hút thực tế |
Si cung cấp theo dòng chảy |
Lúa |
mg Si/L |
L H2O/kg chất khô |
G SiO2/kg chất khô |
|
0,75 |
286 |
10,9 |
0,2 |
|
30 |
246 |
94,5 |
7,4 |
|
162 |
248 |
124,0 |
40,2 |
|
Lúa mì |
0,75 |
295 |
1,2 |
0,22 |
30 |
295 |
18,4 |
8,9 |
|
162 |
267 |
41,0 |
43,3 |
|
Đậu tương |
0,75 |
197 |
0,2 |
0,15 |
|
30 |
197 |
1,7 |
5,9 |
|
162 |
197 |
4,0 |
31,9 |
Nguồn: Van Der Vorm, 1980.
Van der Vorm (1980 – trích dẫn bởi Mengel và Kirkby, 1987) cho rằng dù sự thu hút Si một cách thụ động hay được điều khiển bằng quá trình trao đổi chất dường như phụ thuộc vào loại cây và nồng độ của H4SiO4 ở bề mặt rễ.
Số liệu trình bày trong bảng 1 cho thấy, đối với lúa, lượng Si cây hút thực tế cao hơn rất nhiều so với kết quả tính toán cho thấy có sự trao đổi chất tham gia vào quá trình thu hút Si của cây. Điều này càng rõ hơn trong trường hợp nồng độ Si trong dung dịch dinh dưỡng thấp.
Hiện tượng tương tự xảy ra với lúa mì nhưng sự chênh lệch giữa số liệu cây hút thực tế so với số liệu tính toán Ít hơn trường hợp của cây lúa, ngoại trừ ở mức nồng độ cao nhất sự thu hút Si của cây dường như là thụ động. Đối với đậu nành, sự vận chuyển Si vào cây rõ ràng bị hạn chế, ngoại trừ trường hợp có nồng độ Si thấp nhất.
Ở mức nồng độ Si trong dung dịch trung bình (30mg Si/L) có thể kết luận trong điều kiện đồng ruộng sự thu hút Si của cây lúa có tính chọn lọc cao, tương tự đối với lúa mì nhưng mức độ kém hơn nhiều và sự thu hút Si của đậu nành bị giới hạn. Do sự thu hút Si của cây lúa có tính chọn lọc nên nồng độ Si trong nhựa cây có thể cao hơn hàng trăm lần so với dung dịch bên ngoài.
Cây hút những lượng và tỷ lệ Si khác nhau tùy thuộc vào dạng và nồng độ của acid silicic hòa tan trong dung dịch canh tác. Ví dụ, cùng tỷ lệ của silica, lúa hút lơn hơn đậu từ 10-20 lần. Những cây trong cùng họ cũng thu hút Si với tỷ lệ khác nhau. Hàm lượng Si trong cây (tính trên % chất khô) tăng tỷ lệ với acid silicic hòa tan trong dung dịch đất, như thấy ở cây lúa, hướng dương và yến mạch.
2.3. Sự vận chuyển và phân bố Si trong cây
Cho dù silica gel được đông đặc hay tích tụ lại trong bộ phận nào đó của cây đều trở nên không linh động, vì vậy không thể là nguồn cung cấp Si cho các bộ phận khác trong cây nếu có sự thiếu hụt Si xảy ra trong các giai đoạn sau đó. Tương tự đối với Silica gel trong tảo, nó vẫn giữ nguyên trong các tế bào sống và chỉ bắt đầu phân hủy khi tế bào chết đi.
Sự phân bố Si trong cây tùy thuộc vào loại cây và bộ phận của cây. Trong một số cây, Si được phân bố đồng thời khá đồng nhất giữa chồi và rễ, trong khi những cây khác nó có thể tích lũy trong chồi nhiều hơn trong rễ. Thỉnh thoảng, có trường hợp hàm lượng Si trong rễ cao hơn ở chồi.
Đối với cà chua, hành, củ cải và bắp cải Trung Quốc có hàm lượng Si khá thấp, lượng Si trong rễ tương đương hoặc cao hơn trong chồi. Khi lượng Si tổng số trong cây cao, Si dường như tập trung nhiều ở các bộ phận trên không (lá, bẹ lá, đốt thân), thể hiện rõ ở cây lúa, cây yến mạch.
Hàm lượng silica trong rễ cây yến mạch ít hơn 2% lượng silica của toàn cây. Vách tế bào của lớp biểu bì, ống mạch và sợi chứa nhiều silica (dạng được hydrate hóa nhiều). Trong lá, Si có trong biểu bì, bó mạch cùng với bao của bó mạch và cương mô. Trong bẹ lá và thân, Si chủ yếu có trong biểu bì phía ngoài, bó mạch và dọc theo vách tế bào nhu mô. Ngược lại với lá, Si được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của rễ.
Sự liên kết giữa silica với cellulose trong các tế bào biểu bì lá như sau: trên lớp biểu bì là một lớp silica, kế đó ở bên ngoài là lớp cutin mỏng. Lớp kép này, lớp silica và lớp cutin, có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì, cũng như tác dụng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nấm bệnh. Theo Mengel và Kirkby (1987), sự phân bố Si trong cây phụ thuộc vào mức độ thoát hơi nước của các bộ phận khác nhau của cây.
( Sưu tầm. Nguồn internet)
CHÚC BÀ CON MÙA MÀNG BỘI THU
ĐT Liên hệ 0984889011
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
SẢN PHẨM CÙNG LOẠI
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0984889011
Chúng tôi sản xuất hơn 50.000 tấn phân bón Silic mỗi năm, giúp bổ sung nguyên tố đa - trung - vi lượng cho lúa và cây trồng, tăng năng suất bội thu. Được nhiều doanh nghiệp và bà con địa phương tin dùng trong nhiều năm qua. Liên hệ ngay!
VỀ CHÚNG TÔI
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0984889011
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Giấy phép ĐKKD số 0109638400 - Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/05/2021
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Huyền
© Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC. Designed by Trang Vàng Việt Nam