TRỒNG CHANH BẰNG PHÂN BÓN NPK SILIC HÙNG NGỌC
1. Đặc điểm thực vật học của cây chanh ( Citrus aurantifolia)
Cây chanh – một loại cây ăn quả có múi, thân gỗ - bụi thuộc họ Cửu lý hương. Cùng họ với cam, bưởi, bòng, quất... nhưng chỉ chanh mới có vị chua hấp dẫn, đặc trưng.
Cây chanh khá dễ trồng nhưng để có năng suất và chất lượng cao thì người trồng phải có kinh nghiệm chăm sóc tốt.Chanh không ưa ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux ( tưng đương nắng hè 8 giờ hoặc 16 -17 giờ). Cây cao từ 1 – 3 m, tán rộng, thân có gai, lá hình trứng có răng cưa. Hoa tượng chùm màu trắng ngà, gân tím nhạt.Quả chín màu xanh/ vàng, dịch ở múi/ tép – có vị chua dùng làm thực phẩm. Hầu hết các bộ phận của cây ( lá, gai, vỏ quả, dịch ép ...) đều hữu ích cho con người.
2- Chọn giống
Ngoài việc xem xét điều kiện sinh thái vùng trồng, người làm vườn ( NLV) cần chú ý chọn lọc cây giống phải đạt yêu cầu: cao 0,5 – 0,7 cm, đúng giống, đúng tuổi, sạch bệnh....
Chanh có thể được trồng bằng hạt hoặc cành chiết, cành giâm. Trồng bằng hạt sẽ cho vườn cây đồng đều về tuổi, dễ chăm sóc nhưng lâu được thu quả. Do hạt mang biến dị nên các cây mọc từ hạt 1 quả cũng rất đa dạng – song thường khó phát hiện những đặc điểm bất lợi ở giai đoạn cây non để loại bỏ. Trồng cây giống do chiết/ giâm cành thì cây giữ được những đặc tính của cây mẹ, nhanh được thu hoạch song cây thường chóng tàn , dinh dưỡng tốt có thể hiệu quả kinh tế cao.
3. Thời vụ và mật độ trồng
Vụ xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10 và có thể trồng vào quanh năm song nên trồng vào mùa mưa ẩm để tận dụng nước mưa, hạn chế công, nước tưới.
Nên làm luống/ liếp trồng theo hàng, hố/ hốc/cây. Hố đào rộng 60-80cm, độ sâu hố ở đất đồi 60-80cm, đất bằng khoảng 30-40 cm. Vườn trồng xen thì bố trí khoảng cách “ cây – cây 2,5 - 3 m, hàng – hàng: 2,5 - 4 m”, nếu trồng thuần - khoảng cách “cây – cây 2,5 x 2,5m".
4. Đất trồng và Cách trồng
Cày ải để đất tơi xốp, giảm sâu bệnh. Làm hố trồng trước ít nhất 1 tháng. Kích thước hố: rộng 0,6 – 0,8 cm, sâu 0,6-0,8m ( đất đồi ), đắp mô cao 0,3 –0,5 m, rộng 0,8 –1,0 m. Nơi đất bằng phải làm đê bao khép kín, hố sâu 0,30 – 0,40 m nơi đất thấp thì làm hệ thống thoát nước tốt, mô cao 0,5 – 0,6 m, rộng 0,8 – 1 m.
Tưới đất đủ ẩm trước khi trồng.
Đặt cây nghiêng về phía nhiều nhánh, phía có ít nhánh lên trên sẽ kích thích chồi bên và tạo tán cho cây ( song không đặt cây quá nghiêng) cây đã có tán đều thì đặt cây đứng thẳng.
Sau khi đặt cây, cắm cọc chéo, buộc thân cây vào cọc để hạn chế gió lay lỏng gốc ngã cây. Lấp đất ngang cổ rễ hoặc hơn 1 – 2 cm, nén chặt gốc để cây đứng vững song tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá cao.
Trong thời kỳ kiến thiết, năm đầu nên trồng xen chanh với cây rau, cây họ đậu (muồng muồng, cốt khí…) làm tăng hiệu quả sử dụng đất, hạn chế xói mòn hay thoát hơi nước, giảm ẩm độ....
5. Làm cỏ, tưới nước
* Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ vườn và vun gốc. Chanh rất nhạy cảm với các chất hóa học, nên dùng liềm hái, máy cắt hay nhổ cỏ thủ công.
* Tưới nước: Vườn chanh luôn phải được tưới và giữ ẩm ( không ngập úng,cần có hệ thống thoát nước tốt để chanh không bị ngập vào mùa mưa.
6. Bón phân
6.1. Khi trồng mới ( bón 1 gốc)
- Bón lót: Vi sinh Mộc Lan 1kg + Silic 8 quả đào 200g + Silic bo 20g
Cách bón: Trước trồng 20 – 30 ngày, trộn 3 loại phân trên với đất hố trồng, lấp đất, tưới giữ ẩm đến khi trồng.Thời gian này phân được phân giải/ ngấm dần vào đất trồng, chuẩn bị dinh dưỡng tốt cho cây giống.
- Tác dụng: giúp cây giống khỏe rễ, cứng thân
6.2. Giai đoạn kiến thiết (chưa để quả).
- Bón định kì : 2 tháng / lần
- Lượng phân bón 1 lần/1 gốc
200 - 400g NPK Silic 15-5-10 + 20g Silic bo + 100g Silic 8 quả đào
- Chú ý: Tùy sức khỏe của cây, sau mỗi năm có thể bón tăng 20 -30 % lượng phân
6.3.Giai đoạn kinh doanh ( ra hoa, để quả cho thu ).
6.3.1. Bón dưỡng trái
- Tác dụng : giúp trái nhanh lớn, giảm rụng sinh lý, mã sáng đẹp.
- Thời kì bón: sau khi đậu trái 25-30 ngày
- Lượng phân và cách bón ( 1 lần/1 gốc )
0,5 kg -1kg NPK Silic 15-5-10 + 300g Silic 8 quả đào + Silic Bo
Trộn NPK Silic 15-5-10 và Silic 8 quả đào, rắc quanh tán/ cách gốc 0,2 - 0,3m, xới đất lấp nhẹ.
Pha/ phun Silic Bo: pha 1kg Silic bo + 300l nước,khuấy đều / để lắng, gạn phần dịch trong phun đều lên thân,cành, lá 30-50 cây, phần lắng bón vào gôc cây.
ه.6.3.2.Bón thúc trái
- Tác dụng: tăng vị đặc trưng, bóng mẩy trái.
- Lượng phân bón và cách bón ( 1 lần/1 gốc )
0,5 kg -1,0 kg Silic 8 quả đào + 0,3kg kali.
Có thể bón lặp lại song nên kết thúc bón trước thu 1,0 - 1,5 tháng.
+ Chú ý: Nếu để thu nhiều lứa trái, sau mỗi đợt thu nên bón dưỡng trái non và thúc trái lớn bằng công thức: 300- 500g NPK Silic 15-5-10 + 300g Silic 8 quả đào + 100g Kali/gốc
Không bón sớm bằng nhiều Kali để thúc đường ( dễ làm già cành, trái chậm lớn, cứng vỏ,tép múi nát…). Cần kết hợp kali với Silic 8 quả Đào đúng lúc làm tăng vị đặc trưng, mùi thơm và đẹp mẫu mã….
6.3.3. Bón phục hồi sau thu trái: Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành tăm…làm thoáng vườn thì bón, phun như sau:
Bón 1 gốc:VS Mộc Lan 3kg +1- 2kg NPK 15-5-10+300g Lân + 500g Silic 8 quả đào.
Phun: 1kg Silic bo pha với 300l nước, khuấy đều, để lắng, dịch trong phun đều thân/ lá 30-50 cây. Phun trước ra hoa 20 ngày để tăng khả năng sinh hoa đậu quả.
Tùy chất đất. độ dốc vườn, tuổi cây…mà tăng / giảm 20% lượng phân bón