BENTONITE Khoan cọc nhồi

SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI

thông tin liên hệ
Ms Huyền
Trưởng phòng KD - (+84)0987 018 466

Chia sẻ lên:
Giới Thiệu Phân Bón Hùng Ngọc

Giới Thiệu Phân Bón Hùng Ngọc

Nơi sản xuất:
Việt Nam
Giấy chứng nhận:
ISO 9001:2008

Mô tả chi tiết
       Hiện nay, hiện tượng sâu bệnh hại kháng các loại thuốc Bảo vệ thực vật là vấn đề rất đáng lo ngại ở nước ta và các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản… Từ năm 1986, trên thế giới đã phát hiện có gần 300 loài sâu và nhện hại cây trồng kháng nhiều loại thuốc với các cơ chế tác động khác nhau.
   Ở trong nước đã ghi nhận nhiều loài sâu hại ( sâu tơ hại rau, sâu xanh da láng hại đậu và bông, rầy xanh, bọ trĩ hại bông, chè, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ....) có biểu hiện kháng thuốc.
    Đối với rầy nâu hại lúa, các nghiên cứu đã cho thấy rằng: nếu dùng thuốc Methyl Parathion xử lý rầy trong 3-4 lứa liên tục thì sau đó rầy chịu được lượng thuốc cao gấp 10 – 15 lần lượng thuốc ban đầu.

 
 
Truyền hình VTV2 giới thiệu về phân bón Hùng Ngọc Silic Silicamon
 
 Sự hình thành tính kháng thuốc của các loài sâu bệnh là một trở ngại lớn cho việc phòng trừ, nhất là với biện pháp sử dụng thuốc hóa học. Khi sâu đã kháng thuốc thì phải dùng lượng thuốc nhiều lên, tốn kém chi phí và tăng mức độc hại. Hoặc phải tìm kiếm các hoạt chất mới, là một công việc khó khăn và cần có thời gian. Sâu kháng thuốc cũng gây tâm lý lo ngại và nghi ngờ biện pháp dùng thuốc.
 Bên cạnh những phương pháp phòng ngừa sâu bệnh hại như: sử dụng các giống chống chịu, làm đất,...  thì biện pháp tối ưu hiện nay được nhiều người sử dụng đó là biện pháp cung cấp trực tiếp các yếu tố trung lượng đặc biệt là Silic qua con đường phân bón giúp cây trồng phòng ngừa sâu bệnh hại một cách hiệu quả nhất. Để đáp ứng được nhu cầu đó, công ty TNHH TM&SX Hùng Ngọc đã nghiên cứu và sản xuất thành công các dòng phân bón bổ sung trung vi lượng như phân bón Kim cương, Silic-siliccamon, Silic-silicamon 8 quả Đào, và phân bón Sêrebok là những loại phân bón tốt nhất trong thị trường hiện nay, được kết hợp hài hòa giữa các nguyên tố trung lượng (Si, Mg, Fe…) và các chất hữu cơ vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa có tác dụng bảo vệ đất trồng.

 


I. VAI TRÒ SILIC (Si), MAGIE (Mg), SẮT (Fe) VÀ AXIT HUMIC  ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

      Trong đất, Si và Mg đều thuộc nhóm chất dinh dưỡng trung lượng, cùng với Ca và S. hàm lượng Silic chiếm khoảng 50-60% (tùy loại đất). Hạt cát và một số loại đá cũng có Silic (đặc biệt cát có hàm lượng Silic rất cao 80-90%), nhưng Silic đó không thể hòa tan làm cho cây trồng không hấp thụ được.

Silic là nguyên tố nhiều thứ 2 trên trái đất, chủ yếu ở dạng acid mono silic Si(OH)4 . Acid silic được tìm thấy trong dung dịch đất chứa khoảng từ 3,5 - 4,0 mg/l (3,5-4,0 ppm). Trong các loại khoáng chứa Si thì khoáng Clinoptiolite có chứa hàm lượng SiO2 cao hơn rất nhiều so với các loại khoáng khác và đặc biệt là có tỷ lệ Si02 hữu hiệu cao (có thể hòa tan được) đạt đến 65-70%, vì vậy SiO2 được cây trồng hấp thu được ngay khi bón vào trong đất. Khoáng Clinoptiolite được hình thành từ nham thạch núi lửa (đặc biệt là núi lửa ở vùng ven biển). Căn cứ trên bản đồ khoáng sản Việt Nam, không có báo cáo Việt Nam có khoáng Clinoptiolite. Tại Việt Nam chỉ có khoáng Kaolinite (cao lanh) và Diatomite, cả 2 loại chất này thuộc dạng nhóm đất sét nhẹ có công dụng trong ngành công nghiệp như: dầu mỏ, sản xuất giấy, gốm sứ,... Kaolinite và Diatomite không có khả năng trao đổi Ion giống như khoáng Clinoptiolite, do đó không thể hấp thu được Amonia (NH4+).

        Trong nhiều trường hợp, lượng Si khá lớn nhưng lại không có hoạt tính sinh học và có hàm lượng hữu hiệu thấp khi ở đất có pH > 7 hay trong đất có mặt một lượng lớn sesquioxide và sự hấp thu anion (-) là ưu thế (đất sét). Acid silic trong dung dịch nước sẽ tương tác với pectin và polyphenol trong thành tế bào và được định vị chính ở thành tế bào giúp cho thành tế bào cứng cáp hơn. Điều đó cho thấy Si thì có ích cho rất nhiều loài thực vật bậc cao. Các thực vật bậc cao khác nhau ở khả năng hấp thu Si.

     Các loài thực vật chứa  hàm lượng Si cao bao gồm họ Gramineae (cỏ) ở đất khô và đất ướt, hầu hết ở dạng hai lá mầm, đặc biệt các cây họ đậu (legume). Rễ sau khi hấp thu Si sẽ được vận chuyển và tích tụ ở xylem (mạch gỗ) và thành tế bào xylem, và giúp ngăn cản sự sụp đổ khi hô hấp tăng. Si cũng tích tụ dọc trục rễ và tích tụ nhiều ở thành trong của biểu bì (endodermis) và hoạt động như một cơ chế rào cản rất hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm vào trụ giữa của cây do tác nhân bệnh và thực vật ký sinh. Ở chồi và lá, sự phân phối Si phụ thuộc vào tỉ lệ thoát hơi nước của cây và được tích tụ sau khi thoát hơi nước ở giai đoạn cuối của dòng thoát hơi nước thường ở ngoài và trong thành tế bào biểu bì lá. Thành tế bào biểu bì lá bị thấm một màng mỏng Si và trở thành những rào cản có hiệu quả chống lại sự mất nước do thoát hơi nước qua lớp cutin và sự xâm nhiễm của nấm.

      Si là nguyên tố khá linh động, nó có khả năng thay đổi cấu trúc khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhờ khả năng này nó có thể kiểm soát và điều hòa nhiệt độ và các thay đổi  bất thường khác bởi sự thay đổi cấu trúc của nó ở thành tế bào, khi các tương tác với acid silic (hình thành liên kết este) sẽ dẫn đến tích tụ một lượng lớn Silic vào cấu trúc thành tế bào trưởng thành.Si tăng cường hệ thống miễn dịch cho cây, giúp cây tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh. Tăng cường sức đề kháng cho cây.

 Silic ngăn chặn các bào tử nấm bệnh đi sâu vào sâu bên trong, silic giúp tế bào cứng, khu trú vết bệnh, liên tục sản sinh tế bào mới. Silic giúp phát huy tác dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu dụng hơn, sau khi khu trú vết bệnh Silic hóa lỏng tạo thành lớp keo bao phủ bề mặt lá, ngăn cản bào tử nấm xâm nhập vào sâu bên trong, thuốc BVTV không bị thất thoát qua các kẽ lá, tập trung tiêu diệt nấm bệnh triệt để. Do vậy, cây bón Silic sẽ ít lây nhiễm bệnh và khỏe nhanh hơn các cây trồng không dùng Silic.

    Bên cạnh đó, Mg chỉ chiếm được 2,1% trong vỏ Trái Đất, cây có thể sử dụng Mg từ trong đất cho hoạt động sống của nó. Tuy nhiên, do tác động của con người, ngày càng áp dụng các biện pháp thâm canh và do đặc điểm phong hóa rất khác nhau, mà hàm lượng Mg trong lớp đất mặt bị thay đổi rất lớn. Vì vậy, có nhiều vùng, sau nhiều năm trồng trọt, đất trở nên thiếu Mg rất nghiêm trọng.

       Mg tham gia vào quá trình quang hợp và cả quá trình hô hấp của cây. Cả hai quá trình này là cốt lõi cho hoạt động sống của cây. Mg cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzyme rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần đối với các cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây, cũng như các cây dài ngày khác. Mg sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm.

       Mg nằm cả trong cấu tạo của tế bào và cả trong chất nguyên sinh của cây. Vì vậy, Mg tham gia điều hòa độ nhớt của cây. Khi trong dịch cây có chứa hàm lượng Mg phù hợp thì nhựa (mủ) cây sẽ không bị đặc lại hay quá lỏng, điều chỉnh hàm lượng chất khô của nhựa cây thích hợp nên cũng tham gia vào chức năng chống chịu của cây. Trong cây cao su, khi hàm lượng Mg thích hợp sẽ không làm cho mủ cao su đặc lại, khó chảy và cũng không làm cho mủ cao su qúa lỏng, quá dễ chảy, và khiến hàm lượng chất khô của mủ (độ mủ) giảm xuống.

      Khi bất cứ cây trồng nào thiếu Mg cũng đều bị làm chậm quá trình ra hoa, cây cũng thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng xuất hiện các mô bị hoại tử, thường xảy ra từ các lá phía dưới, chuyển sang lá trưởng thành rồi lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, nên cây có thể dùng lại Mg từ các lá già để chuyển lên lá non và hoa quả.

       Sắt có vai trò quan trọng trong các phản ứng oxy hóa - khử, là thành phần trong prophyrin của cytochrom, tham gia cấu trúc của nhiều enzym như catalaz, peroxidaz, leghemoglobin và trong ferredoxin, nitrogenaz có vai trò quan trọng trong chuyển chuyền điện tử ở quang hợp, hô hấp và tổng hợp diệp lục tố.

Sắt là nguyên tố ít di động, do “trầm hiện” trong các lá già ở dạng oxid hay phosphate, hoặc do “tạo phức hợp” với phytoferritin - protein dính với sắt. Do đó, sự thiếu hụt sắt thường biểu hiện đầu tiên ở các đỉnh sinh trưởng và các lá non. Thiếu sắt, làm cây ngừng sinh trưởng và phát triển lá non, đọt non bị vàng dần, do giảm lượng chlorophin ở lá.

      Trong tự nhiên xác bã thực vật được vi sinh vật phân hủy tạo thành một hợp chất hữu cơ phức tạp là chất mùn, một nhân tố quan trọng tạo nên độ phì nhiêu của đất. Trong chất mùn chứa nhiều axit hữu cơ như axit humic, axit fulvic, axit fugavic, … gọi chung là axit mùn. Trong đó axit Humic chiếm tỉ lệ cao nhất. Humic có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, axit Humic còn tăng khả năng quang hợp, tắng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi từ môi trường bên ngoài  như hạn hán, ngập úng, chua phèn,…

     Tuy nhiên, axit Humic không tan trong nước nên cây không hấp thụ được, phải chuyển thành dạng muối humat tan trong nước và giảm độ chua mới có thể sử dụng được. Chất đạm trong nước amoniac gắn với gốc hữu cơ của axit Humic  thành humat amon, vừa dễ hòa tan vừa bổ sung đạm và giảm độ chua.

     Các axit trong than bùn đã được hoạt hóa cũng  được tách chiết để chế thành các loại phân bón, chất kích sinh trưởng và các loại thuốc trừ bệnh cho cây. Không những thế, axit Humic tương đối dễ dàng khai thác từ các mỏ than bùn, axit Humic đang dần trở thành hoạt chất hữu cơ được sử dụng ngày càng phổ  biến, góp phần vào quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững

 


II.  CÔNG  DỤNG CỦA PHÂN BÓN “KIM CƯƠNG”,  ‘SILIC- SILICAMON’, ‘SILIC- SILICAMON  8 QUẢ ĐÀO’ VÀ PHÂN BÓN ‘SÊREBOK’.

-         Giúp cứng cây, lá đứng thẳng,  giúp hấp thu tối đa ánh sáng, tăng khả năng quang hợp cũng              như khả năng đẻ nhánh làm cho năng suất, chất lượng cây trồng tăng rõ rệt.

-         Giúp cây tăng khả năng đậu hoa, đậu quả, tăng tỉ lệ hạt chắc, cải thiện chất lượng nông sản               (củ, quả, lá, thân, hạt…) tươi ngon, mẫu mã đẹp hơn.

-         Giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét, chịu mặn,…=> giảm chi phí thuốc bảo            vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường và con người.

-         Tăng độ màu mỡ cho đất, cân bằng pH cho đất trồng. Giúp cân bằng và nâng cao lượng                     khoáng chất cho đất để cây trồng dễ dàng hấp thụ, cải thiện đất trồng, cung cấp chất mùn làm           kết cấu đất tốt lên, tơi xốp  hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc             hơi từ mặt đất, tăng khả năng giữ nước, chống được hạn, chống xói mòn

-         Bổ sung thêm các nguyên tố đa, trung, vi lượng (Fe, Mg…) giúp cây hấp thu dễ dàng, ngoài ra            còn giúp cây trồng tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố đa lượng như N, P,K

-         Giảm nguy cơ bị thoái hóa giốngcho các loại cây trồng.

-         Ngăn chặn hấp thu Asen (chất gây bệnh ung thư), nâng cao hiệu suất sử dụng các chất dinh              dưỡng của cây trồng  dẫn đến giảm dư lượng Asen và dư lượng NO2 trong nông sản (ngăn                chặn độc tố bên trong)

-         Có thể bón kết hợp với các loại phân bón khác (K, P,...) mà vẫn đạt hiệu quả cao, do đó làm                giảm công sức cũng như chi phí thuê nhân công.

-         Giảm chi phí đầu tư các loại phân bón khác từ 30 - 50% so với lượng phân bón khuyến cáo,               giảm chi phí đầu tư vôi bột và công bón vì các loại phân bón  này đều có khả năng khử chua               đất rất tốt.

-         Ngoài ra, phân bón Sêrebok còn được bổ sung thêm các nguyên tố đa lượng quan trong là                 đạm, lân, kali giúp cây trồng phát triển toàn diện và hiệu quả sử dụng rất cao, hạn chế hiện                 tượng rửa trôi, bay hơi của phân bón gây lãng phí cũng như ô nhiễm môi trường hiện nay.

*Cơ chế tác động của phân bón “Kim cương”, Silic silicamon, Sêrebok đối với sự hình tính kháng sâu bệnh của cây trồng: Si với vai trò nâng cao khả năng ngăn cản sự tấn công của sâu bệnh hại:

        - Cơ chế bên trong:

         Sự nảy mầm của bào tử ở bề mặt lá và rễ  bị kích thích bởi sự có mặt của dịch tiết thực vật. Dòng dịch tiết đóng góp vào sự thành công hay thất bại của sự xâm nhiễm ở hầu hết các bệnh do nấm từ tác nhân gây bệnh trong không khí và trong đất. Tỷ lệ, dòng chảy và vị trí của dịch tiết phụ thuộc vào nồng độ tế bào chất và gradient khuếch tán phù hợp. Ví dụ nồng độ đường và acid amin cao khi N vượt quá mức và có thể tăng đáng kể cùng với việc thiếu Ca hay B (đây là nguyên nhân tăng tính thấm của màng) và thiếu K (làm suy yếu tổng hợp polyme).

          Hầu hết nấm ký sinh và vi khuẩn xâm nhập theo con đường apoplasm (lớp tế bào biểu bì bề mặt lá) bằng cách giải phóng enzym pectolytic làm phân hủy phiến giữa. Hoạt động của những enzym này rất mạnh và chỉ bị cản bởi Ca, giải thích cho sự đồng tương quan giữa hàm lượng Ca của mô và khả năng kháng bệnh do nấm và vi khuẩn. Trạng thái dinh dưỡng khoáng của thực vật thì trực tiếp liên quan đến các cơ chế này.

         Các hợp chất phenol đóng vai trò chìa khóa trong giai đoạn sớm của sự xâm nhiễm và sinh tổng hợp lignin. Các hợp chất phenol có ảnh hưởng làm cố định nấm và tích lũy ở vị trí nhiễm. Vài nguyên tố vi lượng (B và Cu) có ảnh hưởng sâu sắc lên sự sinh tổng hợp hợp chất phenol. Khi mô trưởng thành (riêng đối với lá), sự hình thành lignin và tích tụ Si ở lớp tế bào biểu bì hình thành rào cản vật lý hiệu quả đối với sự xâm nhập của sợi nấm. Đây chính là vai trò đa chức năng của Si.

          Sự hình thành rào cản vật lý ở tế bào biểu bì chống lại sự xâm nhập của sợi nấm hay côn trùng như rệp (aphid) thì không chỉ có cơ chế do Si đóng góp vào tính kháng ở thực vật. Còn nhiều thành phần linh động nữa, sự tái đóng góp của Si liên quan đến xung quanh vị trí nhiễm. Ví dụ: Si tích lũy tại các vị trí xâm nhiễm của sợi nấm powdery mildew trong 20 giờ và sự tích tụ này ở xung quanh vị trí nhiễm không thành công cao gấp 3-4 lần hơn vị trí nhiễm thành công. Sự ưu tiên tích tụ Si này, tại điểm xâm nhập bệnh yêu cầu tiếp tục cung cấp Si từ rễ và từ phân bón qua lá. Sau khi tích tụ và polyme hóa ở mô lá, Si có thể không bị tái linh động. Điều đó không do bản thân Si, mà còn do phức hợp của phenol và Si tại vị trí nhiễm đã chống lại sự phát triển và xâm nhập của sợi nấm. sự tích tụ nhanh chóng của phenol hay lignin và sự có mặt Si hình thành cơ chế kháng cự chung. Ảnh hưởng kháng cự sâu sắc này của Si trên bệnh do nấm  thì không hạn chế đối với các loài graminaceous nhưng cũng cũng là tư liệu tốt cho dưa chuột và nho và minh họa việc kiểm soát côn trùng có thể đạt được ở hầu hết thực vật bậc cao cùng với sử dụng phân bón và dinh dưỡng khoáng thích hợp.

-         Cơ chế bên ngoài

+ Màu tự vệ: Silic làm cho cây và lá xanh, khỏe, lớp diệp lục và lớp phòng vệ bên ngoài dày, thực vật phát ra sóng cảnh báo với  bướm mẹ hay các loại sâu trưởng thành cái rằng đây là 1 cây khỏe, nếu đẻ trứng ở đây, tỉ lệ sống sót sẽ rất ít nên chúng sẽ ít đến.

+ Vỏ tự vệ: Silic làm cho lớp vỏ Cutin (lớp màng ngoài cùng của vỏ cây) của cây rất cứng, lớp vỏ này như tấm lá chắn ngăn cản sự tấn công của các con sâu con mới nở, khiến chúng không thể đục vào thân, lá hoặc quả dẫn đến việc sâu con không lấy được chất dinh dưỡng và chết đi.

+ Tạo môi trường an toàn cho các loại thiên địch của sâu bệnh: Khi cây khỏe và có khả năng tự chống chịu sâu bệnh tốt, chúng ta không cần sử dụng quá nhiều các loại thuốc BVTV nên các loại thiên địch được bảo vệ hoàn toàn.

 + Giúp cây trồng chống lại các loại côn trùng và vi sinh vật gây hại như: sâu, rầy, nấm và vi khuẩn. Tăng năng suất cây trồng, đặc biệt cây lúa rất cần silic hơn các loại chất dinh dưỡng cơ bản khác như N P K. Chất silic sẽ giúp thân lúa khỏe mạnh, cứng cáp, chịu ngập và chịu gió tốt. Có khả năng kháng lại một số loại vi sinh vật và côn trùng gây hại như: rầy và ốc bươu vàng.

                                                                                                                             Trân trọng !!!


 

 

 

 



 

 

Xem thêm các sản phẩm liên quan
Giới Thiệu Phân Bón Hùng Ngọc
Giới Thiệu Phân Bón Hùng Ngọc